Hộ chiếu và những điều thú vị nhất định phải biết

Điểm đến   17:02, 03-11-2017, 2497 lượt xem
Hộ chiếu được ví như “sổ thông hành” giúp bạn di chuyển thuận lợi từ quốc gia này sang quốc gia khác. Cho dù bạn là ai, đến từ đâu, làm gì,…nếu có ý định “đi nước ngoài” đều nên chuẩn bị sẵn hộ chiếu cho mình.

Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu là một loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho người dân của quốc gia đó. Hộ chiếu thường chứa tên của chủ sở hữu, địa điểm và ngày tháng năm sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin cần thiết để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác.

Các thông tin có trên hộ chiếu

Hiện, hộ chiếu sẽ bao gồm đầy đủ các thông tin có nội dung như sau:

  • Số hộ chiếu
  • Ảnh
  • Ghi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
  • Số chứng minh thư nhân dân
  • Nơi sinh
  • Cơ quan cấp; Nơi cấp
  • Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
  • Thời hạn sử dụng
  • Vùng để xác nhận thị thực
  • Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu

Phân loại hộ chiếu

Tại Việt Nam, hiện có 3 loại hộ chiếu, đó là: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.

Hộ chiếu phổ thông hay Popular Passport, là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho mọi công dân (không vi phạm pháp luật) của nước đó, có thời hạn là 10 năm với đối tượng từ đủ 14 tuổi trở lên và 2 – 5 năm với đối tượng dưới 14 tuổi; hộ chiếu không được gia hạn.

Hộ chiếu công vụ gồm: Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước. Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp. Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương

Hộ chiếu ngoại giao cũng là một loại hộ chiếu. Đối tượng là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước như: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Kết cấu chi tiết của hộ chiếu

Tổ chức liên chính phủ Hội Quốc liên đề nghị hộ chiếu nên có kích thước 15,5 cm x 10,5 cm và phải có 32 trang. Trong đó, 4 trang đầu chứa những thông tin chi tiết về diện mạo của chủ sở hữu hộ chiếu và những thông tin nhân thân khác; 28 trang còn lại dành cho phần thị thực của những nước mà hộ chiếu đó được chấp nhận.

Liên đoàn các quốc gia cũng yêu cầu mọi hộ chiếu phải được bọc bằng bìa cứng, với phần bìa chính ghi tên nước và phần hình ảnh quốc huy nước đó đặt ở trung tâm trang bìa đầu.

Đến nay, mặc dù các tiêu chuẩn của hộ chiếu do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế của Liên Hợp Quốc (ICAO) quản lý, nhưng nhìn chung, mẫu thiết kế và quy chuẩn trình bày của các hộ chiếu hầu như đều không thay đổi trong gần 100 năm qua.

Tuy nhiên, vẫn có những thay đổi đáng chú ý về các tiêu chuẩn của hộ chiếu như là ở phương diện bảo mật của hộ chiếu, trong đó có các hình ảnh ba chiều, hình in chìm, dữ liệu mã hóa để máy tính đọc, công nghệ nhúng chip điện tử với các thông tin sinh trắc học dùng để xác thực chủ nhân hộ chiếu (còn được gọi là e-Passport: hộ chiếu điện tử).

Theo Travelmart.vn

Ảnh nguồn Internet

Bình luận