Từ A đến Z kinh nghiệm du lịch Yên Tử mùa lễ hội

Kinh nghiệm   16:38, 22-05-2019, 1296 lượt xem
Khu di tích danh thắng Yên Tử là quần thể du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh, thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi năm. Ở bài viết này, Travelmart.vn sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch Yên Tử chi tiết nhất để bạn tham khảo.

Giới thiệu chung về quần thể di tích và danh thắng Yên Tử

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống các chùa, am, tháp, bia, tượng… là các di tích lịch sử văn hóa gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm tại Việt nam. Các công trình tại đây nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi và được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên; tạo nên cụm di tích linh thiêng và độc đáo, thu hút du khách tìm đến tham quan, trải nghiệm.

Núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068m và được mệnh danh là danh sơn đất Việt. Nơi đây được coi là trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng đến đây khoác áo cà sa tu hành, nghiên cứu Phật giáo và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm, mang Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng.

yên tử

Khu du lịch Yên Tử là một quần thể các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình nằm rải rác từ dốc Đỏ cao dần tới đỉnh núi

Kinh nghiệm du lịch Yên Tử

Đi du lịch Yên Tử vào thời điểm nào?

Yên Tử nổi tiếng có lễ hội Xuân thường diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Dịp này du khách kéo về hành hương và du lịch rất đông. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích mà bạn cân nhắc để lựa chọn thời điểm đến Yên Tử thích hợp.

Du lịch Yên Tử bao lâu thì hợp lý?

Thời gian hợp lý nhất để du lịch Yên Tử là 1 ngày 1 đêm. Nếu bạn dự định đi vãn cảnh chùa thì không nên đi vào dịp lễ hội sẽ đông, nhất là những ngày tháng 1; còn những ngày khác Yên Tử khá vắng vẻ, yên tĩnh, không khí trong lành rất dễ chịu

yên tử

Nếu chỉ có ý định vãn cảnh chùa thì không nên đi Yên Tử dịp lễ hội

Lựa chọn phương tiện đến Yên Tử

Bạn có thể đi Yên Tử bằng xe khách, ô tô riêng hoặc xe máy

+ Đi Yên Tử bằng xe khách: hầu hết các xe chạy tuyến Hà Nội - Hạ Long đều qua Yên Tử. Bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, bắt các hãng xe du lịch như Kumho Viet Thanh, Đức Phúc, Ka Long, Văn Minh… để di chuyển đến Yên Tử - xe sẽ cho bạn xuống chân đền Trình – tại đây, bạn bắt xe ôm hoặc đi xe bus 16 chỗ đến Yên Tử

+ Đi Yên Tử bằng ô tô riêng hoặc xe máy: di chuyển theo cung đường Hà Nội - Uông Bí hoặc Hà Nội - Hải Phòng

Đường đến Yên Tử thế nào?

Sau đây sẽ là hướng dẫn đường đi chi tiết cho việc tự di chuyển đến Yên Tử bằng ô tô riêng hoặc xe máy với 2 cung đường vừa gợi ý trên đây.

+ Đi Yên tử tuyến Hà Nội - Uông Bí: đi theo hướng cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Tp.Bắc Ninh, sau đó di chuyển tiếp theo QL18 để đến đền Trình, di chuyển tiếp sẽ đến Yên Tử

+ Đi Yên Tử tuyến Hà Nội - Hải Phòng: đi theo QL5 đến km14 QL5 khoảng 94km, tới Quán Toan, sau đó đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất (rẽ phải là lên cầu, rẽ trái rồi đi thẳng) và rẽ trái tiếp ở đoạn ngã 4 để tới chân cầu Kiền, đi dọc QL10 đến đoạn rẽ tay trái, đi khoảng 2km là tới đền Trình…

Lên Yên Tử bằng cách nào?

Có 2 cách để bạn lên đỉnh Yên Tử, đó là đi bộ và đi bằng cáp treo

+ Đường bộ: bạn sẽ phải leo lên từng bậc thang (ước tính đoạn đường trên 6km) để lên được Yên Tử; trên đường đi, bạn sẽ vượt qua bạt ngàn cây cỏ, đi dưới tán rừng trúc, rừng thông, tuy mệt nhưng mang lại nhiều cảm xúc thú vị, lại thể hiện được sự thành tâm

yên tử

Nhiều người chọn lên Yên Tử theo đường bộ để thể hiện sự thành tâm

+ Đi bằng cáp treo: đi cáp treo với quãng đường trên 1,2km lên độ cao 534m tại chùa Hoa Yên giúp tiết kiệm sức và ngắm nhìn được cảnh vật bên dưới. Hiện giá vé cáp treo du lịch Yên Tử là 150k/ người cho tuyến 1 (Giải Oan - Hoa Yên) và tuyến 2 (Một Mái - An Kỳ Sinh), chiều xuống 2 tuyến là 250k/ người, vé khứ hồi tuyến 1 và tuyến 2 đồng giá 250k/người, vé khứ hồi cho cả 2 tuyến là 300k/ người, miễn phí vé cho trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1,2m) và người già trên 70 tuổi, tăng ni, thương binh. Cáp treo phục vụ từ 5h-20h hàng ngày mùa lễ hội và 7h-18h hàng ngày cho những ngày thường

Các điểm tham quan không thể bỏ qua tại Yên Tử

+ Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử

+ Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi tu học của các nhà sư và cư sĩ, không phải nơi thờ cúng

+ Suối Giải Oan, chùa Giải Oan (chùa Hạ): nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông; vì quá yêu vua, họ lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được nên đã đằm mình xuống suối tự vẫn

+ Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần, Nam Định

+ Chùa Hoa Yên (chùa Cả, chùa Phù Vân): là chùa trung tâm, có bề thế lớn nhất trong khu di tích Yên Tử, là nơi Phật Hoàng giảng đạo khi xưa

+ Chùa Một Mái: nơi thời Phật Quán Thế Âm, du khách thường tới đây và uống nước ở hang nước mát

+ Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn

yên tử

+ Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ

+ An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng

+ Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất trên đỉnh núi Yên Tử

yên tử

Bạn có thể tham khảo thứ tự lịch trình tham quan như sau: Thiền viện – Cầu Giải Oan – chùa Giải Oan – chùa Hoa Yên – chùa Một Mái – chùa Bảo Sái – An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng – chùa Đồng – An Kỳ Sinh – chùa Bảo Sái (xuống cáp treo) – chùa Hoa Yên – chùa Giải Oan – xuống lại bãi giữ xe (tham khảo từ blogger Trần Việt Anh)

Ngoài ra còn rất nhiều các điểm tham quan đẹp khác để bạn khám phá như tháp Tổ, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên…

Giá vé các dịch vụ ở Yên Tử thế nào?

+ Giá vé bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20k/ lượt

+ Giá vé xe điện từ bãi đỗ xe vào chân núi: 10k/ lượt

Ngoài ra, nơi đây còn phục vụ các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi với dịch vụ nhà hàng, phòng ngủ riêng, phòng ngủ tập thể do công ty Tùng Lâm Yên Tử (đơn vị khai thác dịch vụ độc quyền tại đây) cung cấp.

Mua gì về làm quà khi du lịch Yên Tử?

+ Măng trúc tươi

+ Rượu mơ

+ Trầu một lá

+ Chè lam

yên tử

Các vật dụng cần mang theo khi du lịch Yên Tử

+ Tiền

+ Giấy tờ tùy thân

+ Giày thể thao, bata hoặc giày leo núi, dép có độ bám tốt; không nên đi cao gót hay giày mềm

+ Balo nhỏ đựng ít đồ ăn và thức uống; nên mang theo nước uống vì nước trên đó có giá khá đắt (20-30k 1 chai nước lọc)

+ Gậy leo núi nếu đi theo đường bộ

+ Máy ảnh, điện thoại để chụp ảnh, quay phim…

Một số lưu ý khi du lịch Yên Tử

-  Nếu du lịch Yên Tử trong ngày thì bạn nên bắt xe đi từ Hà Nội lúc 4h sáng đến khi đến Yên Tử là 8h sáng, như vậy, bạn sẽ tiết kiệm thời gian và tham quan được trọn vẹn 1 ngày.

-  Mọi người thường truyền tai nhau là ai đi chùa Yên Tử 3 năm liền liên tiếp sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống; nhiều người thể hiện sự thành tâm bằng việc chọn đi theo đường leo bộ thay vì cáp treo.

-  Nếu đi bộ lên Yên Tử phải đảm bảo sức khỏe tốt, mang theo nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt và đói có thể dừng lại nghỉ ngơi, tiếp nước, tiếp thực

-  Nếu đi cáp treo thì ban nên mua trọn 2 tuyến. Đi cáp treo chỉ lên đến tượng An Kỳ Sinh, bạn vẫn phải leo bộ một đoạn khoảng 200m đường mòn. Do đó, cách mà nhiều người đi nhất là leo bộ lên chùa Đồng rồi mua cáp treo 1 chiều xuống, không nên mua giường đường vì giá đắt.

-  Ăn mặc gọn gàng, lịch sự vì đây là nơi linh thiêng; nên mang theo áo khoác nhẹ dù đi vào mùa hè vì lên núi cao sẽ rất lạnh

-  Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không có hành vi phá hoại di tích

yên tử

-------------

Hy vọng những chia sẻ của Travelmart.vn trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm du lịch Yên Tử hữu ích nhất. 

Chúc bạn có chuyến đi vui!

Hồng Thy

Bình luận