Đến Hà Nội, vì sao nên ghé thăm chùa Một Cột nghìn năm tuổi?

Điểm đến trong nước   10:48, 13-06-2019, 1699 lượt xem
Là biểu tượng văn hóa nghìn năm của Hà Nội, chùa Một Cột là điểm tham quan không thể bỏ qua của nhiều du khách khi có dịp thăm thủ đô. Nếu bạn cũng đang có ý định check-in chùa Một Cột – đừng bỏ qua những thông tin dưới đây

Đôi nét về lịch sử chùa Một Cột

“Truyện kể rằng, tối nọ, vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa trên tòa sen tỏa ánh hào quang và đưa tay dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua bèn kể lại cho các quan nghe. Sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng cột đá ở giữa hồ, xây chùa hình tòa sen mô phỏng y giấc mộng. Chùa xây xong vào năm Kỷ Sửu 1409 có hình đài sen nghìn cánh đỡ tòa Phật, bên trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư sau đó làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua. Công trình vì thế mà được đặt tên là chùa Diên Hựu, thể hiện mong muốn “cầu phước lành dài lâu”.” Ngoài ra, chùa Một Cột còn được gọi là chùa Mật, Nhất trụ tháp, Liên Hoa Đài hay Tòa đài sen.

chùa một cột

Chùa Một Cột tựa như đóa sen mọc lên từ mặt nước giữa hồ

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Một Cột vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo cùng những giá trị lịch sử, tôn giáo, mỹ thuật, kỹ thuật đặc trưng riêng có. Và dù ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, chùa Láng, chùa Kim Liên… thì chùa Một Cột vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách mỗi khi có dịp ghé thăm thủ đô.

chùa một cột

Hình ảnh chùa Một Cột xưa

Năm 1962, quần thể chùa Một Cột được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Năm 2012, chùa vinh dự được công nhận là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” do Tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận.

Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa Một Cột xưa nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức – nay là phố chùa Một Cột, Q.Ba Đình, Hà Nội. Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là chốn dừng chân tham quan nét đẹp kiến trúc, văn hóa, mỹ thuật của du khách thập phương.

Ngoài ra, biểu tượng chùa Một Cột còn được xuất hiện trong nhiều sách, báo, chương trình giáo dục… Đặc biệt, hình ảnh chùa Một Cột từng được in nổi trên mặt đồng xu kim loại 5000VNĐ thời xưa.

chùa một cột

Biểu tượng chùa Một Cột xuất hiện trên nhiều sách, báo, vật kỷ niệm...

Chùa Một Cột có gì đặc biệt?

Chùa Một Cột được thiết kế theo dạng hình vuông, mỗi chiều 3m – mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m tính từ mặt đất, đường kính 1,2m. Điểm đặc biệt trong kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt vững chắc trên một cột đá lớn và được “nâng đỡ” ở thế vững chắc nhờ hệ thống móng giằng là các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, tựa như những đường lượn của cánh sen. Như vậy, cấu trúc của chùa Một Cột gồm cột trụ, đài liên hoa và mái chùa; nhìn có vẻ đơn giản nhưng vô cùng độc đáo

chùa một cột

Ngoài ra, khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan xung quanh từ ao cá hình vuông phía dưới biểu tượng cho đất (trời tròn - đất vuông), cây cối xanh mát rợp đường đi, tạo sự gần gũi, yên tĩnh và khoáng đạt. Toàn cảnh chùa như toát lên ý niệm cao cả về lòng nhân ái soi tỏ thế gian.

Phía bên trong đài Liên Hoa, mọi thứ được bài trí lộng lẫy và sang trọng, nổi bật là án thờ bên trên đặt tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay mạ vàng cùng nhiều đồ thờ xung quanh như đôi lục bình gốm sứ, bình cắm hoa sen, bộ ấm chén thờ, lư hương đồng; trên trần phía trong cùng đặt tấm hoành phi nhỏ ghi 3 chữ vàng “Liên Hoa Đài”.

chùa một cột

Mái chùa được lợp bằng ngói vảy màu đỏ gạch, nay được phủ thêm lớp rêu phong như đi cùng năm tháng. Mỗi viên ngói được lợp là sự kỳ công, tỉ mỉ của những người thợ - phải làm sao để các vị trí tiếp giáp được kín kẽ, không hở một khe nào.

Bốn góc chùa là bốn mái cong đầu đao vút lên trời xanh – mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy – trên đỉnh mái chùa đắp hình lưỡng long chầu nguyệt, nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu, biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hòa hợp.

chùa một cột

Hàng tháng cứ vào ngày rằm, mùng một, ban quản lý chùa sẽ tổ chức khánh tiết lau dọn và thực hành lễ cúng. Người dân địa phương và du khách cũng hay đến chùa hành hương, chiêm bái và tham quan vào dịp này. Họ đến đây để cầu cho trí tuệ viên mãn, sinh khí tràn đầy, trường thọ dài lâu…

Đặc biệt, chùa Một Cột nằm trong khuôn viên chung của Lăng Bác (nằm ngay phía sau, chỉ cách vài phút đi bộ), gần Bảo tàng Hồ Chí Minh nên nơi đây dĩ nhiên là điểm đến lịch sử, văn hóa lý tưởng của rất nhiều du khách phương xa khi có dịp đến Hà Nội.

Tìm đường đến chùa Một Cột thế nào?

Du khách có thế dễ dàng di chuyển đến chùa Một Cột bằng nhiều phương tiện, từ xe ô tô riêng, xe buýt đến xe máy, xe ôm hay xích lô… thông qua những chỉ dẫn chi tiết của Google Map.

Nếu đi bằng xe buýt sẽ có các tuyến đi chùa Một Cột như 09, 16, 22, 32, 34

chùa một cột

Chùa Một Cột rất gần các điểm tham quan lịch sử, văn hóa khác của Hà Nội

Chùa Một Cột mở cửa đón khách lúc nào?

Chùa Một Cột mở cửa đón khách tham quan tất cả các ngày trong tuần nếu là mùa hè – vào mùa đông, chùa đóng cửa tất cả các ngày thứ 2 và thứ 6.

Giá vé tham quan chùa Một Cột bao nhiêu?

Chùa Một Cột hiện không thu phí tham quan của du khách.

............

Với lịch sử lâu đời của mình, chùa Một Cột là chốn tâm linh được nhiều người tìm đến. Nếu bạn không thích vào chùa dâng hương cầu Phật, vẫn hãy cứ đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh quan bên ngoài chùa, khám phá nét kiến trúc độc đáo và ghi lại bằng những tấm ảnh thật đẹp để lưu niệm nhé!

Để thuận tiện cho chuyến khám phá thủ đô, Travelmart.vn chia sẻ đến bạn kinh nghiệm du lịch Hà Nội (chơi đâu, ăn gì....) và bản đồ những điểm đến Hà Nội hấp dẫn nhất để bạn tham khảo lên lịch trình chi tiết cho chuyến đi.

Hồng Thy

Bình luận