7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Kinh nghiệm   14:46, 08-05-2019, 5291 lượt xem
Được mệnh danh là ngôi trường đại học đầu tiên tại Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám - nơi chứa đựng tinh hoa của những giai đoạn lịch sử phong kiến dân tộc cũng như lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đất nước.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Hôm nay Travelmart.vn sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thú vị về di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Lịch sử hình thành

Văn Miếu được xây dựng trong năm 1070 vào đời vua Lý Thánh Tông nhằm tôn thờ Nho học, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc.

Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc, sau đó được trở thành nơi tổ chức khoa thi, hướng đến mục tiêu bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những người tài giỏi để bổ nhiệm làm quan, cùng tham gia xây dựng đất nước.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Một hình ảnh xưa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ý nghĩa của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam mà nó còn mang ý nghĩa hết sức to lớn đối với truyền thống hiếu học của người Việt. Bên cạnh đó Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là nơi tổ chức hội thơ, là nơi khen tặng những học sinh ưu tú, xuất sắc và là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế khi đến với Hà Nội.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Các sinh viên trường đại học tập trung dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Mỗi dịp tết cổ truyền dân tộc người dân lại nô nức kéo đến đây “xin chữ” các thầy đồ với mong muốn một năm mới an lành, hạnh phúc; hoặc cứ đến mùa thi các sĩ tử lại đến đây dâng hương với hi vọng đỗ đạt như những vị tiền nhân.


Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở đâu?

Hiện nay Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ngay giữa 4 con phố chính ở Hà Nội gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Địa chỉ: số 58 Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.

Đường đi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, các bạn đi theo đường Lê Thái Tổ, rẽ phải vào đường Tràng Thi, đi về phía đường Cửa Nam, Nguyễn Khuyến rồi rẽ trái vào đường Văn Miếu là đến.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Bản đồ khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu đi bằng xe bus, các bạn đi những tuyến sau sẽ có những điểm dừng ngay gần khu vực này: 02, 23, 38, 25, 41.

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Hiện nay đối với khách du lịch và người dân vào tham quan văn miếu phải mua vé vào cổng:

 + Giá vé đối với người lớn là 30.000 đồng/người;
 + Trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; người có công với cách mạng là 15.000/người.
 + Trẻ em dưới 15 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng: miễn phí


- Giờ mở cửa tham quan:

Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần.

 + Mùa Hè (từ 15/4 đến 15/10) từ 7h30 đến 18h
 + Mùa Đông (thời gian còn lại): từ 8h00 đến 17h00


Các khu vực tham quan của Văn Miếu Quốc Tử Giám

Du khách sẽ được tham quan 5 khu vực trong Nội môn, mỗi khu vực được giới hạn bởi các tường gạch và các cửa thông nhau.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Sơ đồ tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu thứ nhất

Cổng Văn miếu môn - cổng dẫn vào khu thứ nhất sau đó đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Cổng Văn Miếu môn - cổng đầu tiên của khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu thứ hai

Từ Đại Trung Môn đi đến Khuê Văn Các, đây chính là công trình kiến trúc được cho là biểu tượng của Văn Miếu cũng như thủ đô Hà Nội, bên cạnh đó hình ảnh Khuê Văn Các còn được in trên tờ 100.000 Việt Nam đồng.

Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao Khuê) đây là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ cao gần chín thước, được dựng trên một nền vuông cao cân xứng mỗi bề có chiều dài 6,8 mét.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Biểu tượng của thủ đô Hà Nội - Khuê Văn Các

Hai bên phải trái Khuê Văn Các là Bi Văn Môn và Súc Văn Môn dẫn vào hai khu nhà bia Tiến sĩ.

Khu thứ ba

Khu thứ ba là Giếng Thiên Quang và khu vườn bia Tiến sĩ. Đi qua Khuê Văn Các du khách sẽ nhìn thấy khuôn viên giếng Thiên Quang và khu vườn bia Tiến sĩ. Nét mềm mại của cửa tròn Khuê Văn Các tượng trưng cho trời, nét cứng rắn của giếng Thiên Quang vuông tượng trưng cho đất. Tạo nên sự hài hòa trời đất, của phong thủy tạo nên điểm độc đáo cho Quốc Tử Giám.

Hai bên hồ là khu nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia được làm bằng đá, khắc tên các vị thi đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Bia đặt trên lưng rùa đá. Hiện còn 82 tấm bia của các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Đó là những di vật quý nhất của khu di tích.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Khu văn bia tiến sĩ tập trung những di vật quý giá nhất

Khu thứ tư

Là trung tâm kiến trúc của Quốc Tử Giám bao gồm 2 công trình kiến trúc bố cục song song và nối tiếp nhau. Đây chính là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối và thất thập nhị hiền,... ở giữa có một sân rộng gọi là Đại Bái hay Bái Đường.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Khu vực trung tâm của Văn Miếu Quốc Tử Giám - Bái Đường

Khu thứ năm

Đây là là khu Thái Học - trường đại học quốc gia đầu tiên ở Việt Nam bao gồm các công trình: Tiền đường, Hậu đường, Tả Vu, Hữu Vu, nhà chuông, nhà trống. Nơi đây được xây dựng trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám, là nơi thờ các vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Nơi thờ tự các vị vua và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An

Những lưu ý khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám là di tích có ý nghĩa cực kì quan trọng, chứa đựng rất nhiều giá trị lịch sử cũng như văn hóa nên du khách khi đến đây tham quan cần lưu ý:

- Tôn trọng, bảo vệ di tích; không có các hành vi xâm hại đến cổ vật, cảnh quan… như xoa đầu rùa, viết vẽ bậy lên tường di tích, ngồi lên các văn bia tiến sĩ…

- Trang phục cần phù hợp, gọn gàng sạch sẽ. Vì đây là nơi mang nhiều ý nghĩa về văn hóa nên tránh các trang phục hở hang, trang phục trong nhà. Trong các khu điện thờ không đội mũ, hút thuốc...

- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không giẫm lên cỏ, bẻ cành hái hoa, câu cá…

- Thực hiện việc dâng hương, hành lễ đúng theo quy định của ban quản lý; không có các hành vi khiếm nhã, nói tục, gây mất trật tự an ninh; không lợi dụng tín ngưỡng, cúng bái để hoạt động mê tín dị đoan, lừa đảo.

- Lưu ý việc quay phim tại Văn Miếu Quốc Tử Giám chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của ban quản lý.

7 điều cần biết khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng của thủ đô Hà Nội

Thể hiện đúng thuần phong mỹ tục khi đến các di tích mang tính lịch sử 


Hy vọng thông qua những chia sẻ Travelmart.vn trên đây du khách sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi du lịch đến Hà Nội và tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám. Dù trải qua những biến cố của thời gian nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn sẽ luôn là biểu tượng của nền giáo dục cũng như tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bình luận