5 Điều du khách nhất định phải biết khi tham quan lăng Khải Định
Lăng Khải Định – từ trên cao nhìn xuống
Lăng Khải Định ở đâu?
Lăng Khải Định (Ứng Lăng) nằm trên triền núi Châu Chữ, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy – cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km về hướng Tây Nam. Để đến lăng Khải Định, từ trung tâm thành phố - bạn di chuyển theo hướng đường Điện Biên Phủ => Minh Mạng => Quốc lộ 49.
Giá vé tham quan lăng Khải Định
Hiện nay, lăng Khải Định áp dụng mức giá vé tham quan như sau:
- Người lớn: 100.000 đồng/người
- Trẻ em: 20.000 đồng/người
Tham quan lăng Khải Định nên đi tự túc hay theo tour?
Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác đi du lịch tự do, không bị gò bó theo một khung chương trình nhất định thì nên đi tự túc. Còn trường hợp muốn kết hợp thăm quan Đại nội và các lăng tẩm khác, bạn nên chọn đi theo tour để tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển hơn – được xe đưa đón tận nơi, có hướng dẫn viên dẫn đoàn.
Nên tham quan lăng Khải Định vào thời gian nào?
Thời tiết ở Huế đẹp nhất là khoảng thời gian tháng 1, tháng 2 hàng năm – trời nắng đẹp, không khí dễ chịu. Khoảng từ tháng 3 đến tháng 9, bạn cũng có thể chọn đến Huế du lịch và tham quan lăng Khải định – tuy thời tiết có hơi nắng nóng nhưng không mưa – nên rất thuận tiện để bạn thực hiện lịch trình du lịch của mình.
Tháng 1, tháng 2 là khoảng thời gian thời tiết đẹp ở Huế
Lăng Khải Định có gì đặc biệt?
Lăng Khải Định là nơi yên nghỉ của vị vua thứ 12 triều Nguyễn. Mặc dù là lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình hiện đại bậc nhất, có thời gian xây dựng lâu nhất và tốn nhiều kinh phí nhất trong số các lăng tẩm còn sót lại của vua Triều Nguyễn. Lăng được xây dựng ở vị trí bao quanh bởi rừng thông – hệt như “một tòa lâu đài cổ châu Âu” với lối kiến trúc Đông – Tây kết hợp.
Đến với Lăng Khải Định, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc và khám phá lần lượt:
Cổng Tam Quan
Để lên cổng Tam Quan, bạn sẽ bước lên 37 trong số 127 bậc thang của lăng Khải Định. Cổng nằm ở tầng thứ nhất của lăng - gồm Tả Tòng Tự và Hữu Tòng Tự - nơi thờ các vị công thần.
Nghi môn và sân Bái Đính
Lên tiếp 29 bậc thang nữa – bạn sẽ đến được Nghi Môn và sân Bái Đính – nằm ở tầng thứ 2 của lăng. Bạn sẽ thấy 2 hàng tượng quan văn – quan võ đang đứng chầu, được tạc theo đúng tỷ lệ người thật.
Cung Thiên Định
Cung Thiên Định nằm ở tầng cao nhất của lăng, được xây dựng với hình chữ nhật. Toàn bộ nội thất của cung đều được trang trí bằng những bức phù điêu chế tác bằng nghệ thuật khảm kính sứ, nền lát đá cẩm thạch.
Nơi thờ bức hình vua Khải Định
Nguyên liệu để chế tác nên những bức phù điêu cầu kỳ này được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản
Trần cung Thiên Định được trang trí bằng bức tranh “Cửu Long ẩn vân” (Chín con rồng ẩn trong mây)
Điện Khải Thành
Đây chính là nơi đặt án thờ vua Khải Định. Trong điện có bức tượng nhà vua trong tư thế đang ngồi trên ngai vàng đúc vào năm 1920. Phía bên dưới là mộ phần nhà vua.
Tượng đồng vua Khải Định
Tượng đồng được nhà điêu khắc người Pháp tạc vào khoảng năm 1918 – với hình tượng đầu đội mũ kiểu khăn xếp truyền thống và áo khoác ngoài kiểu Tây. Trước đó tượng đặt ở lầu bát giác trước cung An Định – sau mới dời về lăng. Đây được xem là một hiện vật quý giá để hậu thế có thể hình dung được diện mạo vua lúc sinh thời.
------------------
Mặc dù khi xây dựng, công trình này bị lên án vì làm khổ dân – nhưng đến nay, với những gì còn lại – đây là công trình in đậm giá trị lịch sử, văn hóa triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta. Với những thông tin được Travelmart.vn chia sẻ trên đây, mong rằng đã giúp bạn biết cách nên tìm hiểu – khám phá lăng Khải Định như thế nào.
Ms. Travel