7 lễ hội Nhật Bản đặc sắc nhất du khách nên tham gia một lần trong đời

Lễ hội   10:38, 13-04-2019, 1250 lượt xem
Nhật Bản là đất nước sở hữu nhiều lễ hội đặc trưng. Mỗi lễ hội ẩn chứa một ý nghĩa và điểm thú vị riêng. Dưới đây là 7 lễ hội Nhật Bản đặc sắc nhất xứ Phù Tang để bạn lên kế hoạch check-in đúng lịch.

Bên cạnh hoa anh đào, núi Phú Sĩ hay cảnh quan đẹp, Nhật Bản còn thu hút du khách bởi rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc…

lễ hội nhật bản

Bạn đã biết hết những lễ hội Nhật Bản đặc sắc nhất?

Đặc điểm các lễ hội Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia giàu văn hóa truyền thống khi sở hữu nhiều lễ hội độc đáo trong năm; được diễn ra vào nhiều thời điểm, tại nhiều nơi dọc chiều dài đất nước.

Các lễ hội tại Nhật Bản mang ý nghĩa tôn giáo hay truyền thống lâu dài; ngoài ra, nhiều lễ hội khác còn được hình thành và tổ chức để kỷ niệm những sự kiện chính trị trọng đại, những ngày lễ hay cả để trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên (như ngày hội hoa anh đào, ngày tuyết rơi…)

Điểm danh những lễ hội Nhật Bản đặc sắc nhất

 

#Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: 1/1 dương lịch hằng năm

Oshougatsu là ngày lễ lớn nhất Nhật Bản, diễn ra trong nhiều ngày với nhiều hình thức ăn mừng đại lễ khác nhau nhưng đều để cầu chúc nhiều điều may mắn và tốt lành. Trước khi bước vào lễ hội, từ ngày 8/12 đến 12/12, người dân Nhật Bản sẽ chuẩn bị mọi thứ từ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí đẹp mắt (đặt cây thông Kadomatsu hoặc treo dây Shimekazari trước cửa nhà), chuẩn bị đồ dùng đón năm mới. Sau đó, người Nhật cũng ăn bữa cơm tất niên là những món ăn truyền thống, ăn món mì trường thọ vào đêm giao thừa, uống rượu sake vào ngày mùng 1, đi chùa trong những ngày đầu năm mới, lì xì đầu năm, viết thư pháp, trẻ em Nhật thì được tham gia vào những trò chơi dân gian như Tokoage, cầu lông Hanetsuki…

#Lễ hội Gion

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: xuyên suốt trong tháng 7 tại đền Yasaka

Lễ hội Gion thuộc Top những lễ hội lớn nhất Nhật Bản với ý nghĩa cầu sức khỏe và xua tan bệnh dịch, vượt qua sầu muộn, sự sợ hãi và luôn được thoải, mái, thanh tịnh bằng việc tổ chức những buổi lễ tế. Vào ngày 17/7, lễ diễu hành Yamaboko Yunko qua các đường phố náo nhiệt của Tokyo là hoạt động độc đáo nhất; ngoài ra, còn có nhiều hoạt động vui chơi, hội họp thú vị khác như nghi thức thanh tẩy Mikoshi, lễ dựng kiệu Hoko và Kama.

#Lễ hội hoa anh đào Hanami

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm, kéo dài trong khoảng 10 ngày

“Hanami” trong tiếng Nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa. Lễ hội Hanami cũng là một trong những lễ hội hoa lớn và lâu đời nhất Nhật Bản; thường diễn ra vào độ cuối tháng 3, đầu tháng 4 hằng năm – khi hoa anh đào trên khắp nước Nhật bắt đầu nở rộ. Trong dịp lễ này, người Nhật sẽ mặc áo kimono truyền thống, ngồi dưới những tán hoa anh đào đẹp nhất và cùng nhau chia sẻ những bữa cơm ấm áp với các món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi, rượu sake… hay tổ chức tiệc tùng, hát hò nhảy múa, chụp ảnh và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa.

#Lễ hồi đèn lồng Obon

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: tùy vùng miền nhưng thường là tháng 7

Lễ hội Obon hay Đại lễ Vu Lan báo hiếu là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn đấng sinh thành, thể hiện tình cảm quý mến và yêu thương người thân. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người Nhật sẽ treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể tìm về viếng thăm; đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ - đến những ngày cuối, họ đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, hay bờ biển để tiễn đưa linh hồn người thân về với thế giới của họ; một số nơi còn đốt pháo hoa.

#Lễ hội cá chép Koinobori matsuri

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: 5/5 âm lịch hằng năm

Với người Nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng, đó là tính cách mong muốn của các bé trai; Koinobori trong tiếng Nhật có nghĩa là cờ cá chép, một số nơi gọi đây là lễ hội của các bé trai. Trước dịp lễ 2 tháng, cờ cá chép đủ màu sắc sẽ được treo khắp các cung đường của Nhật. Khi lễ đến, người Nhật thường làm món Obento truyền thống hay những món ăn mô phỏng hình cá chép để cầu con cái khỏe mạnh và phát triển tốt.

#Lễ hội múa truyền thống Bon-Odori

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: tháng 8 hằng năm và diễn ra trong vòng 1 tuần

Người ta nói, “ở đâu trên thế giới có cộng đồng người Nhật Bản sinh sống đông đúc thì ở đó có lễ hội Bon”. Nói như vậy để thấy rằng, Bon-Odori là lễ hội văn hóa đặc sắc và được lưu giữ lâu đời của người Nhật, là dịp để mọi người được đoàn tụ, vui chơi. Lễ hội tái hiện lại điệu múa của những nông dân tạ ơn Thần Lúa đã cho họ một mùa bội thu. Điệu múa Bon-Odori rất đơn giản, là những động tác lặp đi lặp lại nên du khách hoàn toàn có thể tham gia trải nghiệm nếu có dịp.

#Lễ hội Kanda

 

lễ hội nhật bản

Thời gian: 2 ngày thứ 7 và CN thứ hai của tháng 5 hằng năm ở các năm lẻ; diễn ra tại đền Kanda Myojin

Lễ hội Kana là một trong những lễ hội lớn và lâu đời nhất Nhật Bản (hơn 1.300 năm lịch sử) nhằm vinh danh chiến công của các Shogun thời xưa. Tại lễ hội, hàng ngàn người tham gia diễu hành với hàng trăm chiếc kiệu được trang trí những con phượng hoàng trên mái cùng tiếng nhạc rộn rã…

Ngoài ra, còn có các lễ hội đặc sắc khác như #Lễ hội Tenjin Matsuri, #Lễ hội tuyết Sapporo, #Lễ hội đêm Chichibu, #Lễ hội Nada Do Kenda, #Lễ hội Awa Odori, #Lễ hội Soma Nomaoi, #Lễ hội Kishiwada Danjiri, #Lễ hội Setsubun, #Lễ hội Hina Matsuri …

Hy vọng những chia sẻ của Travelmart.vn sẽ mang đến cho bạn thêm gợi ý cho chuyến khám phá đất nước Nhật Bản, tham gia và tìm hiểu các lễ hội đặc sắc cùng với trải nghiệm ẩm thực và các cảnh quan, di tích đặc trưng… từ đó, hiểu hơn về văn hóa của xứ sở xinh đẹp này.

Hồng Thy

Bình luận